Những ngày này, khi chúng tôi có mặt tại bản Yên Sơn, cũng là lúc lương y Lý Thị Bích Phượng đang giới thiệu về thành quả phát minh mới nấu cao lá chữa bệnh tiểu đường, cải thiện phương pháp chữa bện giúp hang vạn bệnh nhân tiểu đường thoát bệnh.
Theo như công bố của lương y Lý Thị Bích Phương, Cao bách thảo là loại thuốc gia truyền quý không gây độc hại mà lại có khả năng giúp bổ trợ, chữa khỏi vĩnh viễn các bệnh và người dùng cao thường xuyên sẽ có một sức khỏe tốt, ăn ngon ngủ khỏe bởi thuốc rất bổ.
Trao đổi với phóng viên, lương y Phượng cho biết, mặc dù nghề nấu cao bách thảo có từ rất lâu đời, trong đó nhiều phương thuốc gia truyền tốt, có khả năng chữa, bổ trợ và điều trị các bệnh như thấp khớp, kém ăn, mất ngủ, dạ dày, đại tràng… Nhưng đặc biệt hơn cả vẫn là bài thuốc cổ truyền được nấu bằng 365loại thảo dược. Nhưng, loại cao lá có tên gọi là “Cao lá bách thảo” để chữa bệnh tiểu đường thì mới được nghiên cứu và phát triển trong thời gian qua.
Theo lương y Phượng (Ảnh trên), lâu nay làng nghề thuốc nam người Dao chỉ nấu cao lá để chữa bệnh xương khớp, trĩ nhưng do như cầu của bệnh nhân khắp nơi, chị cùng với một số Giáo sư gắn bó với làng nghề thuốc Nam người Dao đã nghiên cứu để cô đúc thứ cao chữa bệnh tiểu đường đem lại rất tiện ích này. Theo như lương y Phượng, về các thành phần tự nhiên trong “Cao bách thảo” không khác bài thuốc lá nhưng chỉ khác nó được nấu thành cao, dễ dùng, nhất là dành cho bệnh nhân hay phải di chuyển, khi đi lại có thể mang theo trong mình rất gọn nhẹ.
Theo lương y Phượng, khó nói hết được nỗi gian truân của việc đi tìm dược liệu. Vì phải lặn lội trong rừng sâu núi thẳm, tìm đủ 365 thứ: thân, lá, vỏ cây, củ, rễ cây… theo một tỷ lệ nghiêm ngặt.
Đặc biệt có thứ lá chỉ được hái vào một giờ, một ngày trong một tháng nhất định. Để ra đời sản phẩm cao lá hoàn chỉnh là phải tuân thủ theo trình tự các bước lần lượt sau: giai đoạn chuẩn bị từ khâu đầu tiên lấy thuốc mang về rồi chặt, băm thành từng miếng nhỏ rửa sạch. Nếu mang từ nhà đi phải phơi khô để thảo dược không bị mốc và có thể để lâu ngày.
Khi đã đủ số dược liệu cần thiết cho một mẻ cao thì tiến hành cho thuốc và lượng nước vừa đủ (thảo dược cho vào đầy đến miệng nồi, cho nước ngập qua thuốc) vào nồi đun khoảng 6 – 7 tiếng để thuốc vừa ra hết cốt và phần tinh túy của thảo dược. Bước tiếp theo là lọc qua 4 lớp vải trắng và đổ ra một nồi khác và tiếp tục cho lên đun “cách thủy” khoảng 2 ngày 2 đêm.
Khi thấy nồi cao cô đúc, đặc sánh lại là được. Bước cuối cùng là đổ ra khuôn đợi cho đến khi nguội thì bỏ ra và cắt thành miếng to nhỏ tùy theo đơn hàng người mua.
Trong quá trình nấu nhất thiết phải tỉ mỉ ở từng khâu và từng công đoạn để có nồi cao chất lượng. Lương y Phượng nói với chúng tôi: “Lửa phải cho đều đều cháy to rồi giảm dần liên tục trong suốt quá trình nấu, tùy từng công đoạn để có thể cho lửa phù hợp. Được vậy cao mới tốt, mới chắt được cái tinh túy từ các loại cây thuốc khi chúng đã nhừ, tan mịn ra thành bột vậy là hoàn thành một công đoạn”. Các công đoạn nấu cao cứ liên tục nên các thành viên trong nhóm phải thay phiên nhau trực và thức đêm cho đến lúc nào từng mẻ cao hoàn thành được đổ ra khuôn thì mới được nghỉ ngơi.
Điều thú vị là chỉ bằng những bài thuốc gia truyền là sự tổng hợp của 365 loại thảo dược được tưởng chừng như đơn giản đó, lại chữa khỏi những căn bệnh khó chữa như: Dạ dày được sử dụng các cây thuốc (Đốm gai, Cỏ ké, cây bét trắng và bét đỏ…); đại tràng cấp (cây tràm lá nhỏ…); đau dây thần kinh (cây 5 lá, cây biến hóa, Gió co, Gấu tàu, Gừng tía…); thuốc thận (chè vè con, cây xậy, cây mào gà, dây bong bóng…); bệnh hậu sản mòn, thậm chí có tác dụng cả với bệnh tim (có Dứa đỏ, Dứa gai…); đau bụng đi ngoài, mất ngủ, kém ăn, hoa mắt chóng mặt… Tăng sức đề kháng và phòng chống bệnh tật. Đặc biệt là bệnh tiểu đường được triệt tiêu nhờ loại cao lá đặc biệt này.
Cao bách thảo là loại thuốc gia truyền quý không gây độc hại mà lại có khả năng giúp bổ trợ, chữa khỏi vĩnh viễn các bệnh và người dùng cao thường xuyên sẽ có một sức khỏe tốt, ăn ngon ngủ khỏe bởi thuốc rất bổ.
“Tôi bị bệnh tiểu đường đã mấy chục năm nhưng từ khi biết và dùng cao lá thường xuyên thì bệnh thấy đỡ hẳn. Người thấy khỏe lại mọi công việc gia đình làm được bình thường. Tôi cứ nghĩ mình đã không qua khỏi. Nếu chịu khó ăn kiêng bỏ rượu là chắc chắn bệnh không tái phát lại” – Anh Lý Kim Hoàng ở xã Bản Yên Sơn cho biết.
Mỗi năm số thảo dược quý ngày một ít đi và người Dao ở Ba Vì lại phải nhân giống bảo vệ các cây thuốc bằng cách mang về để trồng ở trong khu vườn của nhà mình. Nấu nhiều cũng chỉ được 2 đến 3 đợt/năm, mỗi đợt khoảng 1 đến 2 tháng, mỗi lần như vậy thu về được nhiều nhất cũng chỉ 40 – 50kg/lần. Đến thời điểm này, không những lương y Phượng là người có công trong việc gìn giữ và phát triển nghề cao bách thảo, đưa thương hiệu cao bách thảo nổi tiếng khắp nơi. Mà chị còn chế tác ra loại cao bách thảo chữa bệnh tiểu đường, điều chưa ai làm được ở làng nghề thuốc Nam người Dao.
Trao với phóng viên, chị Phượng cho biết: “Không được vì lợi ích trước mắt mà quên y đức, sao nhãng trách nhiệm trị bệnh cứu người. Chính vì vậy mỗi lạng cao phải đổi bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt, có khi bằng máu. Tuy đã cố gắng hết sức, nhu cầu của người bệnh ngày một tăng nhưng mỗi năm chị chỉ đủ sức nấu 100 kg.
Tiếng lành đồn xa người trong huyện trong tỉnh, đến các tỉnh lân cận, người trong Nam ngoài Bắc thậm chí là cả những người nước ngoài cũng tìm mua, bởi khách hàng đã thấy tác dụng mà cao chữa bệnh tiểu đường của lương y Phượng.
Thời gian cho mỗi lần nấu cao lá phải mất 1 đến 2 tháng, từ công đoạn chuẩn bị thuốc đến khi thu được sản phẩm cao nguyên chất được tinh luyện chiết suất một cách cầu kì, tỷ mỉ từng công đoạn từ các cây thảo dược quý hiếm. Đây chính là loại thuốc gia truyền được chị Lý Thị Bích Phượng và gia đình có công kế thừa và phát huy, phát minh ra bài thuốc mới của tổ tiên truyền lại cho con cháu với mục đích ngày càng giúp được nhiều người khỏi bệnh theo lời dạy của các bậc cha ông.
Nguồn: http://khoe365.net.vn
Vui lòng đợi ...