Biểu hiện thường gặp của bệnh trĩ
1. Chảy máu: Lúc đầu, máu xuất hiện với số lượng tương đối ít và tần suất thưa thớt. Bệnh nhân chỉ có thể phát hiện hậu môn chảy máu khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc nhìn thấy tia máu trong phân.
Sau này, tình trạng chảy máu hậu môn ngày càng gia tăng với số lượng máu ngày một nhiều. Thậm chí, mỗi lần đi đại tiện, bệnh nhân có thể cảm thấy máu chảy rõ ràng.
Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra và bị đông lại trong lòng trực tràng, từ đó dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu cục.
2. Sa búi trĩ: Tùy theo mức độ trĩ sa, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trĩ sa ở mức độ nhẹ (độ 1-2) sẽ gây quá nhiều cản trở trong quá trình sinh hoạt.
Nhưng đối với trĩ sa cấp độ 3 trở lên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu khi đi đại tiện hoặc khi cần di chuyển nhiều, làm việc nặng. Với trĩ sa mức độ 4, cảm giác khó chịu xuất hiện với tần suất cao hơn và gây nhiều cản trở trong sinh hoạt.
3.Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể đau nhưng không cộm, vướng. Búi trĩ đau khi bị tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn.
Bệnh nhân còn có nguy cơ xuất hiện ổ áp xe đi kèm, thường nằm ngay dưới lớp niêm mạc và trong hố ngồi – trực tràng… gây đau đớn, khó chịu.
Ngoài ra, người bệnh trĩ sẽ có biểu hiện chảy dịch nhày ở hậu môn và các triệu chứng bệnh lý đi kèm khác như viêm trực tràn, u trực tràng, viêm da quanh hậu môn,…
Bốn động tác hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh trĩ
Dưới đây là một số bài tập lấy co thắt hậu môn làm trung tâm, giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh trị, cũng có thể tập hằng ngày để phòng căn bệnh khó nói này.
Bài tập 1: Hô hấp bằng bụng
Nằm ngửa, thả lỏng cơ bắp toàn thân, hai tay đặt chồng lên nhau và để lên bụng. Hít sâu bằng bụng, lúc hít vào phồng bụng lên, lúc thở ra hóp bụng vào.
Lặp lại động tác từ 10-20 lần. Tập hằng ngày vào những lúc rảnh rỗi.
Bài tập 2: Co thắt hậu môn
Đứng thẳng, thả lỏng toàn thân, kẹp chặt mông và đùi. Sau đó hít sâu vào, lưỡi áp vào vòm họng, đồng thời thít chặt vùng hậu môn lại. Thở ra từ từ sau đó và thả lỏng cơ thể.
Lặp lại động tác này từ 10-20 lần trong mỗi lần tập. Có thể áp dụng bài tập hằng ngày.
Bài tập 3: Nâng xương chậu
Nằm ngửa, gập đầu gối lại, cố gắng để vùng gót chân chạm mông. Hai tay đặt sau đầu, lấy lòng bàn chân và vai làm trọng tâm, từ từ nâng vùng xương chậu lên và hít vào, cùng lúc đó thực hiện thít hậu môn lại. Sau đó thở ra chậm rãi và thả lỏng thân thể. Mỗi ngày tập 1-3 lần, mỗi lần thực hiện 20 cái.
Bài tập 4: Massage quanh rốn
Nằm ngửa trên giường, thả lỏng thắt lưng, gập hai đầu gối lại. Chà xát hai tay vào nhau cho đến khi tay nóng lên, tay trái đặt trên rốn, tay phải đặt lên lưng bàn tay trái, lấy rốn làm trung tâm, massage theo chiều kim đồng hồ.
Bắt đầu động tác một nhẹ nhàng, sau đó từ từ gia tăng thêm lực. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần massage 20 vòng.
Massage quanh rốn vừa có lợi cho tiêu hóa lại có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. (Ảnh minh họa: Nguồn Intenret).
Lưu ý: Nếu sở hữu quỹ thời gian hạn hẹp, bạn không nhất thiết phải thực hiện tất cả các phương pháp trên. Hãy xem xét tình hình cơ thể và cố gắng luyện tập đều đặn ít nhất từ 1-2 động tác mỗi ngày.
Tuy nhiên, những người bị sa búi trĩ nặng hoặc bị viêm nhiễm, sưng phù, nứt kẽ hậu môn không thích hợp luyện tập các động tác trên.
Vui lòng đợi ...